HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU LÀ GÌ? PHÒNG NGỪA NHƯ THÊ NÀO?
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu không có ceton là biến chứng cấp tính nặng gặp ở người già bị tiểu đường, tỉ lệ tử vong cao. Có đến gần một nửa số bệnh nhân trước khi phát bệnh không biết bị bệnh tiểu đường. Mấy năm gần đây cũng thường phát sinh ở bệnh nhân tiểu đường sau khi phẫu thuật hoặc bệnh tiểu đường sau khi kèm theo chứng bệnh nặng cấp tính khác. Triệu chứng chủ yếu là đường huyết rất cao, thường trên 500 ~ 600 mg/ dl (27,7 ~ 33,3 mmol/ L),áp lực thâm thấu huyết tương cũng rất cao (> 350 mosm/ L).
Áp lực thẩm thấu huyết tương (áp lực thấm thấu) = 2(Na trong máu + K trong máu) + BUN (mmol/ L) + đường huyết (mmol/ L).
Cũng có thể dùng áp lực thẩm thấu huyết tương có hiệu = 2(Na + K) + đường huyết 3 320 mosm/ L là thấm thấu cao. Chứng ceton và nhiễm toan của người mắc bệnh thường không nặng.
Hôn mê tăng áp lực thấm thấu không có ceton biếu hiện chủ yếu là chứng uông nhiều, tiểu nhiều càng nặng, chứng mất nước như: da khô, môi lười khô nẻ, tính đàn hồi da kém, huyết áp thấp và nhịp tim cao, cũng biểu hiện lực định hướng kém, trục trặc về nhận' thức phản ứng kéjn ở mức độ nhẹ hoặc động kinh, hôn mê.
Xét nghiệm: do mất nước, biểu hiện là máu cô đặc lại, huyết sắc tô' (Hb) tăng lên, bạch huyết cầu (WBC) tăng cao, tế bào hồng cầu tăng. Đường niệu dương tính, thể ceton niệu ( - ) hoặc ( + ), tỉ trọng nước tiểu tăng cao. Na trong máu, đạm trong nước tiểu tăng cao, phần lớn đường huyết > 600 mg/ dl (33,3 mmol/ L).
Chủ yếu chữa trị là bổ sung dịch giải quyết mất nước, với người già vì phòng bổ sung lượng lớn dịch dẫn đến chức năng tim không tốt nên có thể dùng nước sôi để nguội nhưng còn ấm nhỏ vào ống thực quản, ngoài ra cho thêm một liều lượng nhỏ insulin trị liệu.
Phòng ngừa như thế nào? Bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là người già phải cố gắng tránh dùng thuốc tăng đường huyết, như: glucocorticoid, diphenylhydan-toin sodium, propanolol, dihydro chlorothiazide. Khi đói khát, nôn mửa, tiêu chảy phải kịp thời bố sung nước. Người già do trung khu cảm giác khát không nhạy cảm, dễ xuất hiện “khát mà không uống”, nhất là về mùa hè nóng nực khi ra nhiều mồ hôi, nhất định phải bổ sung đày đủ phần nước. Kèm theo những chứng bệnh nặng khác phải kịp thời đến bệnh viện chẩn đoán chữa trị.
>> BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ NHỮNG BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH NÀO?
Tất cả các thày thuôc phải đề cao cảnh giác và nhận thức đối với bệnh này, đôi với bệnh nhân trung niên trở lên (bất luận là có bệnh tiểu đường hay không), phàm là mất nước nhiều, sau khi lợi tiếu hoặc giảm áp dạ dày đường ruột, lượng nước vào không đủ sẽ bị trục trặc ý thức tính tiến hành và mất nước rõ rệt, hoặc động kinh co giật, bệnh nhân tiểu đường kèm theo bị nhiễm trùng, cấp tính tim, bệnh mạch máu não, phẫu thuật và ở những tình hình kích động bị đi tiểu nhiều, đều phải lấy máu ngay đi kiểm tra đường huyết, chất điện giải và đạm niệu. Phát hiện sớm, chữa trị sớm sẽ nâng cao hiệu quả chữa trị.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét