Vì sao bệnh tiểu đường ở Trung Quốc lại tăng nhanh?



Vì sao bệnh tiểu đường ở Trung Quốc lại tăng nhanh?



Tại Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh tiểu đường lần thứ 7 năm 1996, giáo sư Chu Hi Tinh, chủ tịch Hội học thuật bệnh tiểu đường thuộc Hội y học Trung Hoa, đã đưa ra: dinh dưỡng quá thừa, ít vận động, thiếu tuyên truyền giáo dục về bệnh tiểu đường là nguyên nhân chủ yếu tăng nhanh số bệnh nhân tiểu đường. Theo mức sống của nhân dân Trung Quốc ngày càng cao, tình hình dinh dưỡng thay đổi rất nhiều. Theo điều tra ở khu vực Thượng Hải chứng tỏ, lượng lương thực bình quân mỗi người dùng từ 500 g/ ngày năm 1982 giảm đi còn 388 g/ngày năm 1992, mà lượng thịt động vật lại tăng 3 lần, dầu mở tăng 1,5 lần; nếu so với năm 1959 thì lần lượt tăng là 6 lần và 3,7 lần. Có người cho rằng: bệnh tiểu đường là do ăn nhiều đường mà sinh bệnh, kì thực không phải như vậy, bệnh tiểu đường là do dinh dưỡng quá thừa mà gây nên.

Vì sao bệnh tiểu đường ở Trung Quốc lại tăng nhanh?


Sự hấp dẫn của những đồ ăn nhiều kalo tràn đầy khắp các siêu thị và lối sống tây phương hóa đã thúc đẩy bệnh tiểu đường tuýp 2 lan tràn tại các nước đang phát triền. Có chuyên gia chỉ ra rằng: những người ở các quốc gia phát triển từng chìm đắm trong nghèo khổ kéo dài, trong con người tồn tại “gien tiết kiệm”, là nguyên nhân sau khi cuộc sống sung túc dẫn đến bệnh tiểu đường.

Xem thêm: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÁNH NẶNG CỦA THẾ GIỚI ĐÚNG HAY SAI?

Naura là một quốc gia trên đảo ở Thái Bình Dương, tố tiên của họ là đi dài ngày trên thuyền độc mộc bằng gỗ mới tới Naura, trong chuyến đi dài ngày trên biển, chỉ có những người béo mập mới tránh dược cái chết do đói khát. Trước đây Naura thường bị hạn hán, mất mùa lương thực, khi Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuyệt đại đa sô" người Naura bị cưỡng bức đưa đi đày, 1/4 chết vì đói, cho nên người Naura đời này sang đời kia so với người khác càng dễ lâm vào cảnh khổ vì đói. Sau này do thực dân Anh, Australia và Niu Dilân khai phát, cùng với khai thác mỏ phốt -phát (phân chim), khiến cho dân Naura bỗng chốc trở thành dân tộc sung túc nhất và hoạt động thể lực ít nhất trên thế giới. Toàn bộ đồ ăn của họ đều là nhập khẩu và đều là nhiều calo, làm cho trước đây Naura không có bệnh tiểu đường thì nay đã phát triển bệnh tiểu đường tăng với tỉ lệ 40%—50%, rất nhiều người chết do biến chứng của bệnh tiểu đường, kết quả là người Naura giàu có lại là người có tuổi thọ ngắn nhất trên thế giới.


Vì sao bệnh tiểu đường ở Trung Quốc lại tăng nhanh?

“Giả thuyết gien tiết kiệm” là chỉ những người khi thường xuyên thiếu cung cấp đồ ăn nay đột nhiên được cung cấp đầy đủ thì calo hấp thu vào chuyển thành mỡ tích tụ lại, dự trữ khi đói thì dùng để sinh tồn, khi mà đồ ăn nhiều calo cứ tiếp tục được cung cấp và ít vận động, calo dư thừa sẽ làm tăng gánh nặng của Insulin, khiến cho nội tiết Insulin càng nhiều để thay thê nhau, đầu tiên biểu hiện chứng huyết cao Insulin, ngày này sang ngày khác, chức năng tuyến tụy suy kiệt, dẫn đến bệnh tiểu đường týp 2. Dân tộc Trung Hoa đã từng chìm đắm trong khổ nạn, nay đời sống sung túc, dặc biệt là đời sống ớ nông thôn sung túc rất nhanh, là nguyên nhân tăng đột biên bệnh tiểu đường. Người Hoa di cư ra nước ngoài là một trong những số người có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới là một minh chứng điều đó.




Thiếu vận động là nguyên nhân thứ hai đột biến tăng nhanh bệnh tiểu đường. Theo đà tiên bộ của xã hội, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự vận động của con người ngày càng ít, ra khỏi cửa là có xe thay cho đi bộ, ở các cửa hàng thì thang máy hóa, suốt ngày sa vào vô tuyến, chơi trò chơi điện tử, có máy giặt, máy hút bụi thay cho công việc lao động trong nhà, v v... khiến cho số calo trong người không có cách nào để sử dụng dẫn đến béo phì, người béo phì sinh ra đề kháng với Insulin, khiến Insulin không thể phát huy tác dụng, từ đó thúc đẩy tuyến tụy tiết ra insulin càng nhiều, dần dần làm cho chức năng tuyến tụy suy kiệt sinh ra bệnh tiểu đường tuýp 2.




Thiếu tuyên truyền giáo dục là nguyên nhân thứ ba đột biến tăng nhanh bệnh tiểu đường. Phần lớn bệnh nhân tiểu đường ít hiểu biết về bệnh mình mắc phải, có một số bệnh nhân đã có biến chứng nhưng khi chẩn đoán bệnh khác ngẫu nhiên mới được biết bị bệnh tiểu đường. Dự đoán: hãy còn một nửa số bệnh nhân tiểu đường vẫn chưa được chẩn đoán, lại thêm vào đó là quan niệm truyền thông của Trung Quốc cho rằng “người già ăn được là không phải bệnh”, “từ nhỏ tôi đã ăn nhiều”, “có tiền khó mua cái gầy của người già”, v v..., dây dưa làm nhỡ việc chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường và thời cơ chữa trị sớm.



Công tác tuyên truyền giáo dục bệnh tiểu đường là do Tổ chức Y tế thế giới đề xướng, Trung Quốc khởi đầu hơi muộn, những năm 80 có rất ít Bệnh viện làm công tác này. Chúng tôi, những người viết cuốn sách này, đã bắt dầu làm công tác tuyên truyền giáo dục về bệnh tiểu đường từ năm 1984, cảm nhận sâu sắc rằng công tác này đôì với bệnh nhân tiểu đường là rất quan trọng. Bệnh nhân tiểu đường nắm vững những điều hiểu biết về phòng ngừa, chữa trị bệnh tiểu đường, đích thực có tác dụng không thể đánh giá được trong việc khống chế tốt sự trao đổi chất và giảm bớt biến chứng. Nhửng năm 90, Trung Quốc bắt đầu thành lập các Hiệp hội bệnh tiểu đường ở các tỉnh thành và thông qua các hình thức tuyên truyền giáo dục phòng ngừa và chữa trị bệnh tiều đường. Tháng 2 năm 1997, Vụ Phòng bệnh Bộ Y Tế thành lập Ban phòng ngừa và chữa trị bệnh mạn tính để đẩy mạnh công tác phòng ngừa và chữa trị bệnh mạn tính trên toàn quốc, bao gồm cả bệnh tiểu đường.

Nguồn:benhtieuduong-blog.blogspot.com
Share on Google Plus

About Unknown

Blog tiểu đường cung cấp thông tin cho người bị tiểu đường.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét