Bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng như thế nào
Khi bị bệnh tiểu đường, do chức năng của tế bào bạch cầu tổn thương, tuần hoàn trở ngại, bị nhiễm toan, dinh dưỡng không tốt và mất nước đều là những nguyên nhân khiến cho khả năng đề kháng vi sinh vật sinh bệnh xâm nhập và tấn công của cơ thể giảm, làm cho các bộ phận trên toàn cơ thể bị nhiễm trùng cái này hoặc bị nhiễm trùng cái kia. Nhiễm trùng của bệnh tiểu đường thường thấy là:1. Da bị sinh mủ, như: ghẻ lở, mụn nhọt;
2. Nhiễm trùng ở tứ chi, như: nấm chân, nấm tay và bị nhiễm trùng khác, chân bị hoại thư;
3. Nhiễm trùng hệ tiết niệu, như: viêm bàng quang, bế thận, viêm thận. Theo thống kê bệnh nhân tiểu đường nhiễm trùng hệ tiết niệu so với các bệnh khác cao hơn 2 ~ 3 lần;
4. Nhiễm trùng đường hô hấp, như: viêm phổi, viêm yết hầu, đặc biệt là lao phổi, tỉ lệ phát bệnh lao phổi so với bệnh nhân không phải tiểu đường cao hơn 2 ~ 4 lần;
5. Nhiễm trùng đường tiêu hóa, như: viêm ruột, viêm ruột thừa, viêm túi mật, bệnh nhân tiểu đường nhiễm trùng đường tiêu hóa thường dẫn đến mất nước, nhiễm toan, lại tăng thêm nhiễm trùng;
6. Khi bị nhiễm trùng các loại ở trên nghiêm trọng có thể dẫn đến chứng khuẩn huyết toàn thân và các loại bệnh nhiễm trùng máu, gây ra choáng nhiễm trùng. Cho nên, bệnh nhân tiểu đường khi bị nhiễm trùng các loại phải đi chữa trị sớm để phòng nhiễm lây lan mà dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu.
Nhiễm trùng được coi là một trong những hiến chứng chủ yếu của bệnh tiểu đường, nguyên nhân căn bản là rối loạn trao đổi đường, do Insulin tương đôi và tuyệt đôi không đủ làm giảm hiệu suất sử dụng đường glucose, dẫn đến rối loạn trao đổi mỡ và protein, từ đó dẫn đến tổn thương nhiều hệ thông, đó là cơ sở để bệnh tiểu đường phát sinh bị nhiễm trùng.
Cho nên, muốn phòng ngừa và trị liệu nhiễm trùng do bệnh tiểu đường gây nên thì phải khống chế đường huyết kịp thời và có hiệu quả, giải quyết rối loạn trao đổi của đường, mỡ và protein. Trên cơ sở tích cực chữa trị có hiệu quả về bệnh tiểu đường, phải nỗ lực làm mấy việc dưới đây:
>> PHÂN PHỐI BA CHẤT DINH DƯỠNG CHÍNH CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG?
1. Phải giữ cho da sạch sẽ, tắm, phòng ngừa da bị nhiễm.
2. Chú ý bảo vệ chân tay, tránh chân tay bị thương, nếu bị phải kịp thời xử lí.
3. Chú ý vệ sinh âm hộ, phòng nhiễm trùng hệ tiết niệu.
4. Nếu có bệnh sỏi mật phải xử lí kịp thời, phòng nhiễm trùng đường mật.
5. Định kì kiểm tra phổi (X quang), phòng tránh bị lao phổi.
6. Chú ý vệ sinh ăn uống, không ăn những đồ ăn không sạch và thiu thối biến chất, phòng ngừa nhiễm đường ruột. Sau khi nhiễm trùng phải nhanh chóng chữa trị.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét