Phân loại hình bệnh tiểu đường?
- Týp 1—loại phụ thuộc vào Insulin, phần lớn phát bệnh trước 30 tuổi. Khởi bệnh cấp, bệnh tình tương đối nghiêm trọng. Chứng trạng uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều là nổi bật, thường bị gầy, đường huyết lúc cao lúc thấp đột ngột, dễ phát sinh chứng ceton. Chỉ sô xác định Insulin và peptide c khi đói và ăn xong là thấp, GAD-Ab ( GAD: kháng thể enzyme glutamin acid decarboxylase), ICA (kháng thể tế bào đảo tụy) thường dương tính, phải dùng Insulin trị liệu suốt đời. Có một số thanh thiếu niên thấy có bệnh tiểu đường, ban đầu sau khi dùng Insulin 1 ~ 2 năm có thể chỉ dùng một số ít thuốc giảm đường là có thể khống chế bệnh tình, đó là có liên quan đến tế bào B đảo tụy còn lưu lại chút ít chức năng. Thời kì này gọi là”thời kì trăng mật”, theo sự hoàn toàn phá hoại của tế bào đảo tụy, cuối cùng phải trị liệu phụ thuộc vào Insulin. Năm 1998, đem týp I viết đổi thành týp 1.
- Týp 2—loại không phụ thuộc vào Insulin, thường phát bệnh ở tuổi trung niên (ngoài 40 tuổi), tỉ lệ phát bệnh so với loại bệnh phụ thuộc 1 là 10 ~ 20 lần. Bệnh tiểu đường týp 2 có hai loại trao đổi dị thường, một loại là khiếm khuyết thụ thể, biểu hiện là đề kháng của Insulin, hoặc là tế bào và bộ phận cơ thể không mẫn cảm với Insulin. Trên lâm sàng, chứng bệnh ba nhiều có thể không nổi bật, thường là khi kiểm tra cơ thề hoặc khi chẩn đoán chứng bệnh khác mới phát hiện, như bệnh nhân nữ khi âm hộ ngứa ngáy đi khám phụ khoa, hoặc do khi bị nhiễm da lâu ngày không khỏi, bị ghẻ lở lặp lại nhiều lần, mới phát hiện bệnh tiểu đường . Năm 1998, đem II viết đổi thành týp 2.
- Bệnh nhân týp 2 ăn nhiều, béo mập là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Thường kèm theo bệnh biến chứng huyết quản, võng mạc mắt, thận, tim. Đa số chỉ cần khống chê ăn uống hoặc uống thuốc giảm đường là được. Mức độ nội tiết Insulin của bệnh nhân týp 2 này có thế có biếu hiện tăng cao, kéo dài hoặc hạ thấp. Thực tiễn lâm sàng nhiều năm phát hiện bị bệnh lâu, đặc biệt là hơn 10 năm, bệnh nhân tiếu đường già lão thân thể gầy gò, hạ thấp mức độ Insu-lin có quàn hệ đến suy thoái chức năng đảo tụy. Khi đó cần phải dùng thêm số ít trị liệu Insulin. Nghiên cứu mấy năm gần đây phát hiện, số bệnh nhân dương tính GAD—Ab phải quy vào bệnh tiểu đường týp 1 phát muộn. Cho nên chỉ dựa vào mức độ đường huyết đế chẩn đoán phân loại hình là chẳng giúp ích được gì, trừ chứng ceton trung bình đến nghiêm trọng là tiêu chí của bệnh tiểu đường týp 1 ra, đối với trường hợp khó khẳng định phân loại hình thì có thề tạm thời phân loại tính, rồi căn cứ phản ứng trị liệu và phát triển của bệnh tình, cùng kết quả xét nghiệm dê’ đánh giá lại.
Xem thêm: TIÊU CHUẨN ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ?
- Bệnh tiểu dường loại hình dinh dưỡng không tốt (týp 3) phát sinh ở vùng nhiệt đới, nghèo nàn, thường thấy ở châu Phi, khu vực tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng phát hiện bệnh này. Nguyên nhân đầu tiên là dinh dưỡng không tốt, như ăn khoai mì kéo dài, phân thành dạng protein thấp và loại hình calci hóa dạng sợi, tức là trong tuyến tụy có sợi hóa và calci hóa. Thề hiện là thế trọng giảm rõ rệt, đường huyết cao và không có chứng ceton, chức năng tuyến tụy phần lớn giảm. Chụp phim CT hoặc B có tuyến tụy khô héo. Trị liệu chủ yếu là dinh dưỡng hợp lí cộng với trị liệu tăng Insulin, có thể khôi phục thế trọng bình thường. Năm 1998, bỏ loại này.
- Rối loạn dung nạp đường glucose thấp (IGT), uống 75 g đường glucose, sau 2 giờ, đường huyết là 140 ~ 199 mg/ dl (7,8 ~ 11,0 mmol/ L). Số bệnh nhân này hàng năm có 5% ~ 10% chuyển hóa thành bệnh tiểu đường týp 2, đại thể chiếm 1/3 rối loạn dung nạp đường glucose thấp, mà 1/3 vẫn là IGT, 1/3 có thể chuyển hóa thành bình thường. Cho nên, phòng trị cho số người này có thế giảm phát bệnh bệnh tiểu đường týp 2 và có ý nghĩa tích cực. Biến chứng mạch máu lớn của bệnh nhân IGT (tim, não) thường cao hơn bệnh nhân tiểu đường týp 2, còn biến chứng mạch máu nhỏ (mắt, thận) thấp hơn bệnh nhân tiểu đường týp 2. Đối với bệnh nhân rối loạn dung nạp đường glucose thấp thì giảm béo mập, khống chế ăn uống, tăng vận động là cần thiết. Có thể trị liệu bằng cách uống arcabose hoặc một ít biguanide và thuốc nam (Đông dược).
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường là chỉ phụ nữ vốn không bị bệnh tiểu đường, nhưng thời kì mang thai lại mắc bệnh tiểu đường. Tỉ lệ phát sinh chiếm 1% ~ 3%. Vì thời kì mang thai, cơ thể phải tăng tiết ra nhiều loại hormon đôi kháng Insulin, các bộ phận cơ thể lại giảm tính mẫn cảm đối với Insulin, Insulin tương đối không đủ dẫn đến bệnh tiểu đường của phụ nữ mang thai. Sau khi sinh, phần lớn phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường khôi phục bình thường, số ít thành bệnh nhân tiểu đường týp 2 hoặc týp 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường là:
Uống 100 g đường glucose:
sau 1 giờ, đường huyết >190 mg/ dl (10,6 mmol/L)
sau 2 giờ, đường huyết >165 mg/ dl (9,2 mmol/ L)
sau 3 giờ, đường huyết >145 mg/ dl (8,1 mmol/ L)
Có hai hoặc hơn hai trị sô đạt hoặc vượt quá tiêu chuẩn là có thể chẩn đoán phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu dường.
sau 1 giờ, đường huyết >190 mg/ dl (10,6 mmol/L)
sau 2 giờ, đường huyết >165 mg/ dl (9,2 mmol/ L)
sau 3 giờ, đường huyết >145 mg/ dl (8,1 mmol/ L)
Có hai hoặc hơn hai trị sô đạt hoặc vượt quá tiêu chuẩn là có thể chẩn đoán phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu dường.
- Tiếp tục phát bệnh tiểu đường, viêm tuyến tụy mạn tính dẫn đến phá hoại tuyến tụy, hoặc một vài bệnh nội nội tiết, như: chức năng màng của tuyến thượng thận quá mức bình thường, u tuyến yên, u tế bào thích crôm, bệnh cường giáp trạng trạng quá mức bình thường, vv..., tiết ra hormon đối kháng Insulin tăng lên mà dẫn đến bệnh.
Nguồn:benhtieuduong-blog.blogspot.com
0 nhận xét :
Đăng nhận xét