PHÒNG NGỪA PHÁT SINH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

PHÒNG NGỪA PHÁT SINH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

bệnh tiểu đường là do Insulin tuyệt đối và tương đối trong cơ thể giảm mà dẩn đến bệnh đường huyết tăng cao, bản thân khó bị hạ đường huyết, nhưng để giải quyết đường huyết quá cao nên phải dùng thuốc giảm đường, do đó đường huyết thấp của bệnh nhân tiểu đường phần lớn là do thuốc gây nên, cho nên phòng ngừa đường huyết thấp của bệnh nhân tiểu đường trước tiên phải dùng thuốc giảm đường một cách hợp lí.

PHÒNG NGỪA PHÁT SINH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NHƯ THẾ NÀO?


1. Dùng Insulin hợp lí. Phải căn cứ vào thời gian tác dụng có hiệu quả của Insulin dài, vừa phải, ngắn mà dùng. Cho nên phải căn cứ vào bệnh tình, lượng ăn đế chọn liều lượng insulin một cách hợp lí, liều lượng tốt nhất là do thày thuốc điều chỉnh. Ngoài liều lượng ra còn phải chú ý thời gian tác dụng. Dùng Insulin thông thường thì chích trước khi ăn 15 phút, sớm nhất cũng không được trước bữa ăn quá 30 phút.

Nếu vượt quá thời gian này có khả năng hạ đường huyết. Nếu sử dụng Insulin thời gian tác dụng có hiệu quả dài hoặc vừa thì phải mời thày thuốc chú ý thời gian tác dụng mạnh nhất của Insulin không nên để vào thời gian lúc ban đêm bụng đói, nếu không sẽ có khả năng phát sinh hạ đường huyết. Nếu khi dùng Insulin thời gian tác dụng có hiệu quả là ngắn hoặc vừa, càng phải chú ý thời gian tác dụng mạnh nhất , không nên để vào ban đêm hoặc khi bụng đói để tránh hạ đường huyết. Nhưng chú ý sáng sớm đường huyết tương đối cao, không thể giải quyết được ban đêm hạ đường huyết.

Tóm lại, vì do con người bổ sung Insulin nên không thể căn cứ vào từng lúc thay đổi của đường huyết mà thay đổi, cho nên phải chú ý kĩ mới tránh được phát sinh hạ đường huyết.

>> HẠ ĐƯỜNG HUYẾT LÀ GÌ, NGUY CƠ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE

2. uống thuốc giảm đường, nhát là glibenclamide có nhiều nguy cơ gây nên hạ đường huyết, phải chú ý phòng ngừa. Do đó khi dùng thuốc phải căn cứ vào đường huyết , đường niệu, tổng lượng đường niệu 24 giờ của bệnh nhân, liều lượng bắt đầu từ ít. Vì thời gian tác dụng của glibenclamide dài, cho nên mỗi ngày dùng một lần, nhiều nhất là 2 lần, nếu dùng thuốc vào buổi trưa, thời gian tác dụng mạnh nhất có thể là vào ban đêm bụng đói. Dùng thuốc vào lúc 6 ~ 7 giờ tôi, thời gian tác dụng có thể vào lúc 2 ~ 3 giờ sáng, khi đó đúng là lúc bụng đói nên dễ phát sinh đường huyết thấp. Do đó, liều lượng thuốc vào buổi tôi nên ít.
Chỉ cần chú ý mấy điểm nêu trên là có thể phòng ngừa dược đường huyết thấp.

Share on Google Plus

About Unknown

Blog tiểu đường cung cấp thông tin cho người bị tiểu đường.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét