Bệnh nhân tiểu đường có được ăn hoa quả không

Bệnh nhân tiểu đường có được ăn hoa quả không?


Thường thì bệnh nhân tiểu đường không thích ăn hoa quả, nhưng không phải là tuyệt đối.

Viện chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hoa quả đối với 16 trường hợp bệnh nhân tiếu đường khống chế tốt, tức là bụng đói ăn 1 phần hoa quả tươi tương đương với 75 g chất bột đường (tức 500 g táo tây hoặc 375 g chuối tiêu hoặc 625 g quýt), lần lượt đo đường huyết trước khi ăn và sau khi ăn 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ. Đồng thời đôi chiếu với người bình thường, kết quả phát hiện bệnh nhân tiểu đường sau khi ăn hoa quả 1 giờ đường huyết đến đỉnh cao, nhưng thấp hơn 200 mg/ dl, sau 3 giờ thấp hơn 150 mg/ dl, gần với tiêu chuẩn nói chung của bệnh nhân tiểu đường khống chế. Đuờng huyết người bình thường sau khi ăn hoa quả không lên đến đỉnh cao, gần như là một đường thẳng, chứng tỏ hoa quả ảnh hưởng đối với đường huyết rất nhỏ. Nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường týp 1 và bệnh nhân tiểu đường khống chế không tốt thì hoa quả vẫn phải hạn chế thích đáng.

Bệnh nhân tiểu đường có được ăn hoa quả không


Các loại đồ ăn có chứa loại và hàm lượng chất bột đường khác nhau thì ảnh hưởng đến đường huyết cũng khác nhau. Có người quy định chỉ số tăng đường của

bột mì trắng là 100, qua đo chỉ số tăng đường của táo tây, quýt, chuối tiêu, lê lần lượt là 53, 66, 79, 47, còn nho, khoai tây lần lượt là 116, 138. Đó là do chất bột đường trong hoa quả chủ yếu là fructose, saccharose, glucose cùng pectin tồn tại dưới dạng đa đường và cellulose, phần lớn hoa quả không chứa tinh bột mà trong bột mì trắng và khoai tây chủ yếu lại là tinh bột, tinh bột là một loai đa đường do nhiều glucose hợp thành dễ tan trong nước thành glucose. So sánh với các loại đường khác, glucose dễ bị thế sinh vật hấp thụ nhất, đó chính là một trong những nguyên nhân mà khoai tây, tiểu mạch tăng đường huyết rất nhanh. Hấp thụ, trao đổi của fructose, saccharose khác với glucose, phần lớn chuyển thành loại mỡ. Pectin và cellulose là loại đường ổn định nhất, không dễ tan trong nước, khó bị cơ thể hâ'p thụ, cho nên hoa quả là loại làm cho đường huyết tăng ở trị số thấp nhất.

>> KIỂM TRA ĐƯỜNG HÓA HEMOGLOBIN (HBAJ) VÀ FRUCTOSAMINE CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Năm 1984, Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ kiến nghị, khi trong tình trạng trao đổi cho phép, bệnh nhân tiểu đường có thể hấp thụ một lượng fructose, saccharose thích hợp. Chúng tôi cũng cho rằng, bệnh nhân tiểu đường bệnh tình ổn định, khống chế tốt, giữa hai bữa ăn hoặc trước khi ngủ có thể uống nửa lít sữa hoặc ăn một ít hoa quả, ăn xong phải kiểm tra đường niệu, đường niệu không vượt quá ( + ) là thích hợp, nếu đường niệu tăng thì không nên ăn tiếp hoa quả. Khi ăn hoa quả phải giảm bớt hấp thụ các chất bột đường khác, tức là giảm lượng hấp thụ của đồ ăn chính. Bớt ăn 25 g lương thực có thê đổi thành 200g táo tây, quýt, 150 g đào, 250 g lê, 100 g chuối tiêu, táo

tươi, sơn trà tươi, 500 g dưa hấu. Đôi với mới mắc bệnh tiểu đường và người khống chế đường huyết, đường niệu kém thì hạn chế ăn hoa quả.

Share on Google Plus

About Unknown

Blog tiểu đường cung cấp thông tin cho người bị tiểu đường.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét