Giới thiệu thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường
Ngay từ triều Hán, Trương Trọng Cảnh đã viết cuốn sách “Kim quý” có ghi chép liên quan đến bệnh tiểu đường, tên gọi là bệnh “tiêu khát”, ông miêu tả đó là “ một người bệnh nào đó một ngày uống 1 dấu nước (1 đấu = 10 thăng = 10 1), tiểu tiện 1 đấu”. Qua mấy ngàn năm, cỏ rất nhiều đơn thuốc và thuốc về trị bệnh tiêu khát. Trong trị liệu bệnh tiểu đường, tuy có thuốc insulin và thuốc uống giảm đường tiên tiến, nhưng người chữa trị bằng thuốc Đông y và thuốc Đông Tây y kết hợp cũng rất nhiều.Trong sách y cổ đại, rễ cây quát lâu, mạch đông, địa hoàng; hoàng liên, ngọc trúc, hoàng kì, cát căn, sơn dược là 8 loại thuốc thường dùng để chữa trị bệnh tiêu khát.
Từ hơn một trăm bộ sách y học cổ đại, Tưởng Quốc Ngạn tra tìm, đưa ra hơn 80 loại Trung dược chữa trị bệnh tiêu khát, trong đó: nhân sâm, cát căn, huyền sâm, địa hoàng, rễ cây quát lâu, cây trạch tả, mạch đông, hoàng liên là loại thuốc hay được nhắc tới. Nhân sâm, địa hoàng, phấn hoa và cát căn được coi là thuốc tiên, nước ươm tơ trị khát công hiệu như thần.
>> NHỮNG LOẠI THUỐC NÀO CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐƯỜNG HUYẾT?
Sơ bộ nghiên cứu tác dụng giảm đường huyết của các loại Trung dược đó như sau:
(1) Nhân sâm: trong tổng glycoside nhân sâm có ginsenin, có tác dụng giảm đường. Liều lượng lớn
(lOOmg/ kg) tác dụng càng rõ rệt, sau khi ngừng thuốc còn duy trì được hiệu quả 1 ~ 2 tuần.
(2) Địa hoàng: dùng cao ngâm địa hoàng chích dưới da thỏ bình thường nuôi trong nhà hoặc uống đều có tác dụng giảm dường rõ rệt. Dùng địa hoàng và cao đảng sâm cùng chích có thể giảm đường huyết một chút.
(3) Cát căn: trong cát căn có cát căn tố, cát căn tô có thể giảm đường huyết rõ rệt.
(4) Hoàng liên: thành phần chủ yếu của hoàng liên là berberine có thể giảm đường huyết, khả năng của nó là thông qua glucogen dị sinh và thúc tiến glycolysis mà có tác dụng giảm đường huyết. Đồng thời có chức năng bảo hộ tế bào B đảo tụy.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét